Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xem là nền tảng vững chắc xây dựng NTM ở huyện Cái Nước. Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, chương trình OCOP đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần cùng địa phương tạo nguồn lực, nền tảng xây dựng NTM.
Sau hơn bốn năm triển khai Chương trình OCOP, hiện nay huyện Cái Nước có 15 sản phẩm được công nhận 3 sao. Có 4 sản phẩm gồm: túi xách bồn bồn; ba lô bồn bồn; ví bồn bồn; chả cá phi đăng ký sản phẩm OCOP năm 2022 đang trong giai đoạn chấm điểm.
Túi xách làm từ cây bồn bồn đăng ký sản phẩm OCOP năm 2022, đang chờ hội đồng cấp tỉnh xét duyệt.
Ghi nhận hành trình phát triển các sản phẩm OCOP của các chủ thể làm OCOP, có cả những thuận lợi và khó khăn nhất định do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, song đa phần các chủ thể, doanh nghiệp rất phấn khởi khi sản phẩm đã bắt nhịp và vươn xa ra thị trường, mang lại lợi nhuận như mong đợi.
Anh Lê Hoài Thành, chủ thể sản phẩm nước nắm Diệu Hương (Sáu Thành), ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, cho biết: “Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2020, mỗi tháng tiêu thụ trên 1 ngàn lít nước mắm, tổng doanh thu mỗi tháng tăng 12%. Tình hình kinh doanh năm qua khởi sắc hơn. Tổng doanh thu ước hàng năm khoảng 720 triệu đồng. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP đã góp phần mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh như: Bạc Liêu, An Giang và TP Hồ Chí Minh. Tới đây, chúng tôi nâng cấp sản phẩm về bao bì, đóng chai để chào hàng tại một số siêu thị, mở rộng thị trường”.
Ông Nguyễn Hoàng Ân, chủ thể sản phẩm chả cá phi, Hợp tác xã (HTX) Chế biến Dịch vụ thương mại nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát, xã Hoà Mỹ, cho biết: “Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2020, tình hình phát triển tăng hơn trước, mỗi tháng sản xuất khoảng 1,2 tấn. Tổng doanh thu mỗi tháng tăng 20%, tình kinh kinh doanh tăng hơn so với trước, năm 2022 lượng doanh thu hơn 1,3 tỷ đồng. Sản phẩm được mở rộng thêm thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương; dự kiến tới đây sản phẩm mở rộng thị trường ở một số siêu thị”.
Tương tự, đối với sản phẩm dưa bồn bồn, thông tin từ các chủ thể, quy mô sản xuất 25 tấn/năm với tổng doanh thu 125 triệu đồng/năm, thị trường tiêu thụ trong tỉnh chiếm 70%, ngoài tỉnh chiếm 30% (TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, An Giang, Bình Dương...). Tình hình sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, nhất là dịp tết Nguyên đán, ước cuối năm thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Chị Ðặng Thị Thanh, chủ thể sản phẩm chả cá phi, HTX Nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, cho biết: “Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng, các sản phẩm OCOP của huyện, của tỉnh được khách hàng tin dùng, số lượng đầu ra có chiều hướng tăng, từ đó gia đình quyết tâm đưa chả cá phi thành sản phẩm OCOP của huyện. Hiện tại, chúng tôi đang chờ Hội đồng xét duyệt và nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, có khả năng tiếp cận với thị trường lớn trong và ngoài tỉnh, có tiềm năng xuất khẩu để nâng cao thu nhập cho gia đình, thành viên và lao động tại địa phương”.
Theo ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan đã phối hợp tạo nhiều kênh cho chủ thể, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, từ đó góp phần đáng kể giúp chủ thể, doanh nghiệp có cơ hội phát triển quy mô, nâng cao thu nhập. Ðặc biệt, những ngày cuối năm 2022, trên địa bàn huyện Cái Nước chính thức ra mắt Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp Cà Mau, mô hình khá thiết thực, hứa hẹn là “đầu mối” tập hợp, trao đổi, mua bán các đặc sản của huyện Cái Nước nói riêng, của tỉnh nói chung và các địa phương ngoài tỉnh, mở ra hướng đi mới cho kinh tế HTX tỉnh.
Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp Cà Mau, mô hình khá thiết thực, hứa hẹn là đầu mối tập hợp, trao đổi, mua bán các đặc sản của huyện Cái Nước nói riêng, của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh nói chung.
“Ðây là mô hình khá mới và thật sự thiết thực. Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp Cà Mau hiện đã tập hợp được 9 HTX, với trên 100 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc sản Cà Mau cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh”, ông Trần Hoàng Ðạo cho biết thêm./.
Theo Loan Phương / Báo Cà Mau
- Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp An Lợi – Đại hội thành viên nhiệm kỳ 2022 – 2027
- Trồng lúa hữu cơ, lấy rơm làm nấm, thu nhập tăng hàng chục triệu đồng/ha
- HTX NÔNG SẢN SEN TRIỆU SƠN QUYẾT TÂM XÂY ĐƯA CÂY SEN TRỞ THÀNH SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ TRIỆU SƠN
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị tiếp Đoàn cán bộ, Hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi tham quan, học tập mô hình tại Quảng Trị
- HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HTX NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TIỀN PHONG
- Trích Thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực Hà Sỹ Đồng tại phiên họp Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Trị ngày 5/3/2020
- Khơi thông tín dụng cho hợp tác xã: [Bài 1] Vướng víu trăm điều
- Nông nghiệp công nghệ cao, các HTX vẫn ở thế... chạy đà?
- Liên minh HTX tỉnh Quảng Trị tiếp đoàn cán bộ, HTX thành phố Đà Nẵng tham quan, học tập mô hình tại Quảng Trị
- Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh HTX lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị: Thăm, tặng quà động viên Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX thuộc diện chính sách nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/1947 – 27/7/2022
Đang truy cập: 29
Hôm nay: 358
Tổng lượt truy cập: 158,913