Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước nhiều quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân về vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nêu rõ một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững, có kế hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh quochoi.vn
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3
"biến" lớn: Biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu
thế tiêu dùng. Trong điều kiện thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ, những
xung đột, những chính sách của các nước thay đổi liên tục. Trong hoàn cảnh như
vậy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng những dự báo tầm dài cần nỗ lực đảm bảo
tính chính xác cao hơn, tuy nhiên, những dự báo ngắn hạn có sự thay đổi liên tục.
Về giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đã sớm có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã có công điện chỉ đạo khi nảy sinh vấn đề mất an ninh lương thực, hoặc khi một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo làm nảy sinh cơ hội, thời cơ cho chúng ta. Bộ trưởng đề nghị các bên liên quan cần có thái độ bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có thể phát sinh mặt trái nếu không quản lý tốt, nếu chỉ phân tích một khía cạnh, một phía, thì sẽ không có được cái nhìn toàn diện.
Hình ảnh minh họa. Nguồn ảnh doanhnhansaigon.vn
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng nếu
không có biến động thì Việt Nam sẽ không gặp vấn đề gì trong việc xuất khẩu 7-8
triệu tấn gạo. Tuy nhiên, khoảng 20% diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nằm
trong liên kết và còn tới 80% diện tích ngoài liên kết. Ngoài rà, giá lúa chịu
quy luật cung cầu. Tại Việt Nam giá lúa gạo còn chịu nhiều vấn đề khác như vấn
đề đặt cọc, câu chuyện thỏa thuận, mua bán, mùa vụ…
Trước thời cơ như hiện tại, Bộ
trưởng kêu gọi các bên phải tôn trọng nhau, phải chia sẻ thời cơ, làm sao để
mùa sau mọi người còn có thể mua bán, thỏa thuận, làm ăn với nhau. Bộ trưởng nhấn
mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ số một là bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, thứ hai mới là đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Đẩy mạnh xuất khẩu
lương thực như là một cam kết có trách nhiệm với thế giới về vấn đề an ninh
lương thực.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn nếu nghĩ rằng người nông dân trồng cái gì thì chỉ hưởng
thu nhập của sản phẩm đó là chưa đúng tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW, mà vấn
đề là phải chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá
trị, tức là phải tạo ra nhiều ngành nghề khác, ví dụ không gian lúa có thể tạo
ra những không gian cho những ngành nghề khác.
Theo đó, cần nhìn cấu trúc ngành
hàng lúa gạo nhiều chiều hơn. Nếu chuyển đổi tạo ra những nghề ở nông thôn
lúc đó người nông dân không chỉ hưởng từ thành quả từ thóc lúa của mình. Thông
qua liên kết hợp tác xã để mua nhiều giá giảm, giá giảm thì lợi nhuận tăng, khuyến
khích bà con nông dân tham gia hợp tác xã để mua chung, bán chung, tạo ra
nhiều dịch vụ chung, khi đó thu nhập của bà con nông dân sẽ nằm ở nhiều phân
khúc.
Mặt khác, cần phải có tư duy hạt lúa trong nền kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm Đề án 1 triệu hecta lúa Đồng bằng sông Cửu Long chất lượng cao, phát thải thấp. Đây là lần đầu tiên chúng ta đưa lúa gạo vào diện ngành hàng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí metan. Theo đó, người trồng lúa có thể lấy rơm, rạ làm nấm, hoặc làm rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, và “thật sự bà con đã làm được rồi nhưng tất nhiên còn nhỏ, lẻ”. Vấn đề bây giờ là phải trở thành một nền kinh tế nông thôn, khi đó người trồng lúa sẽ còn nhiều hoạt động trên mảnh đất của mình thì việc cải thiện thu nhập sẽ dễ hơn./.
- Xây dựng chính sách phải thực chất để 'cởi trói' cho kinh tế trang trại
- Bộ KH&ĐT: Theo dõi để gỡ khó kịp thời cho khu vực kinh tế tập thể, HTX
- Xây dựng ít nhất 300 mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả
- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho HTX
- Trích Thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực Hà Sỹ Đồng tại phiên họp Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Trị ngày 5/3/2020
- Khơi thông tín dụng cho hợp tác xã: [Bài 1] Vướng víu trăm điều
- Nông nghiệp công nghệ cao, các HTX vẫn ở thế... chạy đà?
- Liên minh HTX tỉnh Quảng Trị tiếp đoàn cán bộ, HTX thành phố Đà Nẵng tham quan, học tập mô hình tại Quảng Trị
- Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh HTX lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị: Thăm, tặng quà động viên Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX thuộc diện chính sách nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/1947 – 27/7/2022
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 202
Tổng lượt truy cập: 185,395