Sáng 03/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Cuộc thi “Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông” lần thứ X năm 2024, cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức với mục đích nhằm khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật trong hội viên nông dân cả nước, vinh danh, khen thưởng, những hội viên nông dân có các giải pháp sáng tạo, sáng chế, kỹ thuật hữu ích. Từ đó thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tri thức hóa nông dân, đẩy mạnh khoa học công nghệ của Hội Nông dân Việt Nam.
Anh Nguyễn Đăng Vương, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị tham gia với giải pháp “Biến rác thải, phụ phế phẩm nông nghiệp thành “tài nguyên” - Thức ăn hỗn hợp vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp".
Ảnh 1: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn chia sẻ phương pháp sản xuất thức ăn vi sinh
Ảnh 2: Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn chia sẻ phương pháp sản xuất thức ăn vi sinh
Anh
Nguyễn Đăng Vương cho biết, từ lượng phụ phế phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, chợ dân sinh, bếp ăn công
nghiệp như hoa quả chín, lượng thừa từ chế biến thực phẩm, thân cây đậu, sắn,
rơm rạ… không được xử lý hoặc đốt, thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Áp dụng công nghệ vi
sinh vật EM tạo ra được
nguồn thức ăn hỗn hợp vi sinh cho vật nuôi, phân bón hữu cơ vi sinh cho cây
trồng nhằm giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường sức đề kháng cho
vật nuôi, cải tạo đất cho cây trồng; đồng thời giảm lượng khí thải, chất thải
lớn ra môi trường. Mục đích hướng đến sản xuất sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn,
hữu cơ và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Tạo
công ăn việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương.
Các nguyên lý của giải pháp: Ứng dụng vi sinh vật EM để ủ chín
các phụ, phế phẩm từ nông nghiệp…. làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, do đó khả
năng tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn và hoàn toàn không sử dụng thức ăn công
nghiệp. Công nghệ vi sinh để ủ phân bón cho cây trồng từ các loại rác thải
nông nghiệp như: thân cây ngô, thân cây khoai, cây lạc, rơm rạ…Công
nghệ vi sinh được
sử dụng trong nuôi ruồi lính đen và xử lý môi trường với chế phẩm vi
sinh vật có lợi giúp tiêu hủy và phân giải phân của gia súc, gia cầm làm thức ăn cho ruồi lính đen và
phân thải của ruồi lính đen, làm giảm triệt để các chất có mùi
hôi của phân,
xác bã đậu nành làm cho khu vực nuôi sạch sẽ, hạn chế mùi hôi, hạn chế
ô nhiêm môi trường.
Sản phẩm của giải pháp là
thức ăn chăn nuôi vi sinh, phục vụ cho việc xây dựng các mô hình chăn nuôi theo
hướng hữu cơ. Bước đầu hiệu
quả kinh tế của mô hình có áp dụng giải pháp Biến rác thải, phụ phế phẩm nông nghiệp thành “tài
nguyên” - Thức ăn hỗn hợp vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất
nông nghiệp”.
Bên cạnh đó giải pháp còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường: Tạo nguồn sản phẩm gia súc, gia cầm sạch ổn định trên địa bàn và các vùng lân cận; Nâng cao nhận thức chăn nuôi cho người nông dân ở khu vực nông thôn , làm thay đổi thói quen trong chăn nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình; Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; chuyển đổi nghề nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới; Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn khép kín nhằm tái sử dụng lại chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi để quay trở lại phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Do đó, sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng “tài nguyên” một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, nhất là giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người, vừa tạo ra nguồn thức ăn giá rẻ nhưng giàu dinh dưỡng cho vật nuôi và nguồn thu từ bán phân vi sinh (lợi nhuận kép).
Ảnh 3: Anh Nguyễn Đăng Vương, Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị được trao giải khuyến khích
Ban tổ chức đã trao giải khuyến khích cho giải pháp “Biến rác thải, phụ phế phẩm nông nghiệp thành “tài nguyên” - Thức ăn hỗn hợp vi sinh và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp” của Anh Nguyễn Đăng Vương, Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là giải pháp có tính ứng dụng cao, có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Trong thời gian tới, Anh Nguyễn Đăng Vương tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm và nhân rộng mô hình ứng dụng giải pháp này trong các hợp tác xã chăn nuôi.
Bài và ảnh: Viết Mễ
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh thăm và chúc mừng Kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
- Hợp tác xã Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong được Trung ương Hội nông dân Việt Nam tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu năm 2024.
- TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024 TẠI HUYỆN HẢI LĂNG
- Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp sạch Tây Sơn đạt giải khuyến khích Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lần thứ X năm 2024.
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH LĨNH VỰC KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2024
Đang truy cập: 102
Hôm nay: 249
Tổng lượt truy cập: 244,255